Lịch tiêm chủng cho bé dưới 2 tuổi chuẩn Bộ Y Tế mẹ cần ghi nhớ
I. Vì sao mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé dưới 2 tuổi?
Trong 2 năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, dễ bị tấn công bởi các virus và vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng đúng lịch không chỉ bảo vệ bé khỏi các bệnh như viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván... mà còn giúp xây dựng “lá chắn miễn dịch” cộng đồng. Nhiều trường hợp biến chứng nặng hoặc tử vong có thể phòng tránh được nếu bé được tiêm đúng và đủ.
II. Lịch tiêm chủng chuẩn cho bé dưới 24 tháng (Theo Bộ Y Tế)
Ngay sau sinh (trong 24 giờ đầu)
-
Viêm gan B mũi 1
-
Lao (BCG)
2 tháng tuổi
-
6 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B mũi 2)
-
Phế cầu khuẩn (PCV) mũi 1 (nếu có điều kiện)
-
Rota - Uống liều 1
- Viêm gan B (HBV) - Mũi 2
3 tháng tuổi
-
Viêm gan B (HBV) - Mũi 3
-
5in1 hoặc 6in - Mũi 2
-
Phế cầu - Mũi 2
-
Rota - Uống liều 2
4 tháng tuổi
-
5in1 hoặc 6in1 - Mũi 3
-
Rota - Uống liều 3
5 tháng tuổi
-
Phế cầu - Mũi 3
6 tháng tuổi
-
Cúm mùa - Mũi 1
-
Viêm màng não BC - Mũi 1
7 tháng tuổi
-
Cúm mùa - Mũi 2
8 tháng tuổi
-
Viêm màng não - Mũi 2
9 tháng tuổi
-
Sởi đơn (mũi 1)
11 tháng tuổi
- Phế cầu - Mũi 4
12 tháng tuổi
-
Viêm não Nhật Bản B - Mũi 1
-
Thủy đậu - Mũi 1
-
Sởi - quai bị - rubella - Mũi 1
-
Viêm gan A (nếu có điều kiện)
13 tháng tuổi
-
Viêm não Nhật Bản B - Mũi 2
14 tháng tuổi
- Sởi - quai bị - rubella - Mũi 2
16 tháng tuổi
- 5in1 hoặc 6in1 - Mũi 4
- Viêm gan B (HBV) - Nhắc lại
18 tháng tuổi
-
Viêm gan A - Mũi 2
24 tháng tuổi
- Viêm màng não AC
- Thương hàn - Tiêm 1 mũi
III. Tiêm đúng - bé khỏe mạnh, mẹ an tâm
Hầu hết các loại vắc xin đều miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Một số loại khác như phế cầu, Rota, thủy đậu, viêm gan A… cần tiêm dịch vụ nhưng mang lại hiệu quả bảo vệ cao. Đừng đợi đến khi bé ốm mới lo lắng, chủ động tiêm phòng sẽ giúp mẹ vững tâm hơn trên hành trình chăm sóc con yêu.
IV. Lưu ngay lịch – Nhắc lịch – Đừng bỏ sót mũi nào!
✅ Hãy lưu lại lịch tiêm chi tiết này ngay trên điện thoại hoặc in ra treo tại nhà.
✅ Ghi nhớ từng mốc thời gian, đặt nhắc nhở trước 1 tuần để chủ động đưa bé đi tiêm.
✅ Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé bị ốm trước ngày tiêm để có hướng xử lý phù hợp.